Đây là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết
ra từ bộ phận sinh dục
của phụ nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì, còn trong khoa học gọi
là
huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện
sự
phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan
đến
bệnh lý đường sinh dục.
Khí hư sinh lý
Khí
hư bình thường có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Số lượng
và
tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ
kinh
nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít
và
không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và
dai.
Ngoài
việc giữ ẩm cho âm đạo, khí hư còn có chức năng tạo điều kiện thuận
lợi
cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc
thâm
nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng.
Khí hư được hình
thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. Ở các bé
gái,
bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo
không
có nội tiết nên không có khí hư. Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng
dần
dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục
sản
sinh ra các chất nội tiết, vì thế mới có khí hư.
Đến tuổi trưởng
thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng điều tiết
ra
estrogen và progesteron, vì thế lượng khí hư xuất hiện và thay đổi
theo
chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết
đợt
hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch
tiết.
Khí hư bệnh lý
Bên
cạnh khí hư sinh lý, trong nhiều trường hợp khí hư là biểu hiện của
các
bệnh lý đường sinh dục. Khí hư bệnh lý thường có 3 loại như
sau:
-
Khí hư trong: Dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như
nước,
không hôi. Nguyên nhân do u xơ tử cung, polip cổ tử cung, lộ tuyến
cổ
tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.
- Khí hư vàng: Dịch trong, trắng, loãng có váng như sữa. Nguyên
nhân thường do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
-
Khí hư đục: Dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu vàng và xanh, có
bọt
hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân do virus, vi
khuẩn,
kí sinh trùng. Tất cả các dạng trên của khí hư đều là biểu hiện
của
bệnh lý đường sinh dục, cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để
lâu
sẽ dẫn tới những viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây vô sinh ở các
bạn nữ.
Môi
trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra là một điều kiện thuận lợi cho các
vi
khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch
sẽ.
Chính vì vậy, các bạn nữ cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục của
mình
hàng ngày, nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, nên thay
quần
lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần.
Mỗi lần thay, rửa sạch bằng nước
sạch hoặc có pha một chút muối trắng rồi lau khô và cần chú ý để
phân
biệt đâu là khí hư sinh lý và đâu là khí hư bệnh lý. Nếu là khí hư
bệnh
lý cần đi khám và điều trị kịp thời.
Ngoài việc dùng thuốc, chế
độ và các món ăn cũng có thể giúp phòng ngừa và chữa trị khí hư
bệnh
lý. Dưới đây là một vài món ăn như thế:
* Canh thịt lợn nấu với
hoa mào gà: Thịt nạc thăn 100g, Hoa mào gà 30g, Kim anh tử 15g,
Bạch
quả 10 quả, Nước gia vị đủ dùng. Thịt lợn rửa sạch thái miếng. Các
vị
hoa mào gà, kim anh tử, bạch quả rửa sạch, bọc vào túi vải buộc kín
đem
đun với nước trong vòng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Sau đó,
thả
thịt lợn vào nước đun tới khi thịt chín, nêm gia vị là được. Ăn cả
cái
lẫn nước, ăn liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần. Món canh này có
tác
dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa được các bệnh ra nhiều khí
hư.
*
Gà đen hầm hoàng kỳ: Gà đen 1 con, hoàng kỳ 60g, gừng tươi, gia
vị,
nước đủ dùng. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng rửa sạch. Hoàng kỳ
rửa
sạch, thái miếng nhỏ nhồi vào bụng gà rồi khâu chặt lại. Đem gà
hấp
cách thủy, khi hấp cho gừng lên trên gà. Ăn 3 thang, cách nhật. Món
ăn
này có thể chữa suy nhược thần kinh, người mệt mỏi do khí hư gây
nên.
*
Cháo gạo nếp, hạt sen, hạt súng: Gạo nếp 100g, Hạt sen, Hạt súng
50g,
Lá sen tươi 50g, Đường trắng, nước đủ dùng. Hạt sen bỏ màng và tâm,
hạt
súng, lá sen rửa sạch, gạo vo sạch. Lấy lá sen, gói hạt súng vào
buộc
chặt, đun với nước trong vòng 30 phút, bỏ bã lấy nước. Cho hạt sen
và
gạo nếp vào nước thuốc đỏ đun nhừ thành cháo, nêm đường vào là
được.
Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi sáng sớm, ăn liên tục trong 7 ngày. Món
cháo
có tác dụng ngăn ra khí hư.

