Còn gọi cây ăn thịt, cây bắt muỗi... Trên thế
giới loài cây này có tới 500 loài và chia ra nhiều họ khác nhau.
Tuy nhiên ở nước ta hiện cũng có trên 20 loài mọc leo hoặc dựa vào
cây khác như là loài N.annamensis ở Khánh Hòa, Bà Rịa, Lâm Đồng.
Loài N. mirabilis ở Bình Dương, Kiên Giang. Loài N. Thorelii ở Bình
Phước, Bà Rịa. Loài N. distillarotia L. ở Bình Thuận.
Facebook Xem tin gốcTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài
này
Loài cây này có đặc điểm là có khả năng phát triển được trong môi
trường acide, loại đất khô cằn thiếu chất dinh dưỡng. Do đó ta thấy
các loài trên tại nước ta đều phân bố ở vùng đất chua, đất phèn
hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh
năm.
Sở dĩ gọi tên là cây ăn thịt vì nó bắt côn trùng bằng các giọt nhỏ
chất keo dính, được cây tiết ra khi con mồi bay vào sa vào mép lá
tức khắc sẽ cuộn lại và bao lấy con vật. Ngay sau đó, các tuyến
lông tiết ra một chất enzym, gần giống enzym pepsin có trong dạ dày
động vật để phân giải thịt con mồi. Tuy nhiên cũng tùy từng loài
cây Trư lung thảo mà có hình dáng khác nhau. Cây Trư lung thảo cũng
là loại đơn tính có cây đực và cây cái, rất khó phân biệt được cây
đực và cái. Cách nhận biết phải căn cứ vào lúc hoa nở thường vào
đầu mùa mưa.
Là loại thân hình trụ, màu lục nhạt lúc non, màu nâu sậm lúc già,
lúc đầu non có lông sau nhẵn, thân rất dai, đường kính 5 – 6mm
(loại thấp), 10 – 20mm (loại cao). Lá có cuống ôm thân, phiến dài
hình bầu dục thuôn, gân song song. Cuối lá có cuống dài, tùy loài
(nhỏ) 1 – 2 vòng xoắn, lớn 3 vòng xoắn tương ứng bình to chứa nhiều
mồi côn trùng, nắp bình trái xoan, cuống bình dài 5 – 20cm. Cụm hoa
chùy mảnh mọc thẳng đứng, đực hoặc cái 2 hoa. Quả nang chứa nhiều
hạt mảnh và dài. Mùa ra hoa vào tháng 5 – 10, quả có từ tháng 11 –
12 hằng năm.
Cây Trư lung thảo được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh chứng, đặc
biệt khá hiệu quả trong trị liệu bệnh gan nhiễm mỡ. Bộ phận dùng
làm thuốc là toàn cây, thu hoạch về đem rửa nhanh, thái nhỏ, phơi
khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác. Kinh
nghiệm dân gian, dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc
uống thơm. Ở Trung Quốc còn dùng trị viêm gan hoàng đản; đau loét
dạ dày - tá tràng; sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; cao huyết
áp, đái tháo đường; cảm mạo, ho gà, ho, khái huyết (ho ra máu).
Liều dùng trung bình mỗi ngày từ 15 – 30g hoặc 30 – 60g khô.
Một số cần lưu ý khi sử dụng cây Trư lung thảo là không dùng cho
phụ nữ có thai. Người hay tiểu đêm không uống cây Trư lung thảo mà
uống vào chiều và buổi tối, nên uống vào sáng hay trưa. Khi uống
nước Trư lung thảo nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không
phải lo lắng.
Để tham khảo và áp dụng, xin giới thiệu một số phương trị liệu bệnh
chứng từ cây Trư lung thảo.
* Trị chứng gan nhiễm mỡ: Lấy toàn cây Trư lung thảo phơi khô, dùng
30 – 50/ngày. Cách làm: Dùng lượng vừa đủ trong ngày nấu với 3 lít
nước giữ sôi lửa 20 phút, để nguội uống thay trà hàng ngày. Liên
tục 30 ngày, có thể dùng liên tục 3 tháng, kết quả rất tốt, không
thấy có phản ứng.
* Trị sỏi thận, sỏi niệu: Trư lung thảo 30g, dây bòng bong 20g,
bạch tật lê 12g, thương nhỉ tử 12g, mộc hương 6g, trần bì 6g. Nấu
với 1.500ml, còn 600ml chia 3 lần uống/ngày. Cần dùng liền 30
ngày.
* Trị chứng đái tháo đường (khát nước nhiều, khô cổ): Cây Trư lung
thảo 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước
để sôi 20 phút. Chia 3 – 4 lần uống trong ngày, dùng liên tục 1 – 3
tháng. Cần theo dõi đường huyết thường xuyên.

